info.vjlink@gmail.vn

0978 557 788

info.vjlink@gmail.vn

0978 557 788

MỤC LỤC

35 CẤU TRÚC NGỮ PHÁP JLPT XUẤT HIỆN TRONG MỌI ĐỀ THI

Ngữ pháp JLPT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định điểm số trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Dù bạn đang ôn luyện cho cấp độ N5 hay chinh phục N1, việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phổ biến sẽ giúp bạn tự tin làm bài và hiểu rõ hơn về cách sử dụng tiếng Nhật trong thực tế. Bài viết này tổng hợp 35 cấu trúc ngữ pháp JLPT thường xuyên xuất hiện trong đề thi, giúp bạn ôn tập hiệu quả và nâng cao khả năng làm bài một cách nhanh chóng.

ngữ pháp JLPT

Cấu trúc ngữ pháp JLPT N5 (Dành cho người mới học)

1. ~ は ~ : thì, là, ở ~ は~ [ thông tin truyền đạt] ~ N1 は N2 が

Giải thích:

  • Phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
  • Thông tin truyền đạt thường đứng sau は
  • Làm chủ ngữ của mệnh đề chính.

Ví dụ:

これは 本(ほん) です。

(Đây là quyển sách.)

2. ~も~ : cũng, đến mức, đến cả 

Giải thích:

  • Dùng miêu tả sự vật / tính chất / hành động tương tự với một sự vật / tính chất / hành động đã nêu trước đó. (nhằm tránh lập lại trợ từ は/ động từ nhiều lần)
  • Thể hiện sự ngạc nhiên về mức độ nhiều.
  • Thể hiện mức độ không giống như bình thường (cao hơn hoặc thấp hơn)

Ví dụ:

私(わたし) 行(い)きます。

(Tôi cũng đi.)

3 . ~ で~ : tại, ở, vì, bằng, với (khoảng thời gian)

Giải thích:

  • Diễn tả nơi xảy ra hành động.
  • Diễn tả nơi xảy ra sự kiện.
  • Diễn tả nguyên nhân
  • Diễn tà phương pháp, phương thức, phương tiện.
  • Diễn tả sự vật được làm bằng chất liệu / vật liệu gì.
  • Diễn tả một khoảng thời gian giới hạn

Ví dụ:

大雨(おおあめ)で 試合(しあい)が 中止(ちゅうし)になった。

(Vì mưa to nên trận đấu bị hoãn.)

4. ~ に/ へ ~ : chỉ hướng, địa điểm, thời điểm

Giải thích:

  • Dùng để chỉ thời điểm
  • Dùng để chỉ địa điểm
  • Dùng để chỉ hướng đến ai

Ví dụ:

日本(にほん)に 行(い)きたいです。

(Tôi muốn đi Nhật.)

5. ~ に ~ : vào, vào lúc

Giải thích:

  • Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động nào đó xảy ra, chúng ta thêm trợ từ「に」 và sau danh từ chỉ thời gian. Dùng「に」 đối với những hành động xảy ra trong thời gian ngắn. 「に」được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm. Tuy nhiên, đối với trường hợp của thứ trong tuần thì có thễ dùng hoặc không dùng 「に」

Ví dụ:

9時(くじ)に 授業(じゅぎょう)が 始(はじ)まります。

(Lớp học bắt đầu lúc 9 giờ.)

6. ~ を ~ : chỉ đối tượng của hành động

Giải thích:

Trợ từ 「を」được dùng biểu thị bổ ngữ trực tiếp của ngoại động từ.

Ví dụ: 

本(ほん)を 読(よ)みます。

(Tôi đọc sách.)

7. ~ と ~ : với

Giải thích: Chúng ta dùng trợ từ 「と」để biểu thị một đối tượng nào đó (người hoặc động vật) cùng thực hiện một hành động.

Ví dụ: 

友達(ともだち)と 遊(あそ)びました。

(Tôi đã đi chơi với bạn.)

Cấu trúc ngữ pháp JLPT N4

8. ~し、~し、(それで/それに): Và, vừa ( vì vậy, hơn nữa)

Thường dùng để liệt kê lý do, nguyên nhân cho hành động tiếp theo sau.

Ví dụ:

このレストランは 安(やす)いし 美味(おい)しいし、人気(にんき)があります。

(Nhà hàng này vừa rẻ vừa ngon, nên rất nổi tiếng.)

9. ~によると~そうです: Theo ~ thì nghe nói là 

Dùng để thể hiện lại thông báo, nội dung đã nhận được.

Ví dụ: 

天気予報(てんきよほう)によると、明日(あした)は 雨(あめ)が 降(ふ)るそうです。

(Theo dự báo thời tiết, ngày mai có thể sẽ mưa.)

10. ~そうに/そうな/そうです: Có vẻ, trông như, nghe nói

Dùng trong trường hợp thể hiện sự nhận định, đánh giá của người nói dựa trên những gì đã thấy hoặc cảm nhận/ Dùng để thể hiện lại những gì đã nghe.

Ví dụ:

このケーキは 美味(おい)しそうです。

(Cái bánh này trông có vẻ ngon.)

11. ~てみる: Thử làm

Biểu thị ý muốn làm thử một điều gì đó.

Ví dụ:

日本のラーメンを 食(た)べてみたいです。

(Tôi muốn thử ăn ramen Nhật.)

12. ~たら: Nếu , sau khi~

Dùng để biểu thị một động tác, hành vi nào đó sẽ được làm/ Biểu thị một tình huống nào đó sẽ xảy ra, một sự việc, động tác hay trạng thái nào đó chắc chắn xảy ra trong tương lai.

Ví dụ:

もし 雨(あめ)が 降(ふ)ったら、試合(しあい)は 中止(ちゅうし)です。

(Nếu trời mưa, trận đấu sẽ bị hoãn.)

13. ~なら: Nếu là ~

Dùng để diễn đạt một thông tin nào đó về chủ đề mà đối tác hội thoại nêu ra trước đó.

Ví dụ:

日本料理(にほんりょうり)なら、寿司(すし)が 好(す)きです。

(Nếu là món ăn Nhật, tôi thích sushi.)

14. ~たがる: Muốn …, thích

Thể hiện ý muốn của đối tượng đang nói.

Ví dụ:

彼(かれ)は 新(あたら)しいスマホを 買(か)いたがっています。

(Anh ấy muốn mua điện thoại mới.)

Cấu trúc ngữ pháp JLPT N3

15. なんとか: Cũng tạm đủ, tàm tạm (Có chủ ý)

Cấu trúc: なんとか~

Ví dụ: 

朝食用のパンはなんとかある。

Bánh mỳ cũng tạm đủ cho bữa sáng.

16. なんとかいう~: Nói cái gì đó

Ví dụ:

私に従おうとしないから、あなたから何とか言ってやって下さい。

Bởi vì nó không chịu nghe lời tôi, nên anh làm ơn khuyên bảo nó giùm tôi đi.

17. … のところ: Lúc …

Cấu trúc: N + の + ところ

Ví dụ: Ở thời điểm hiện tại số người tham gia là khoảng 200 người.

げんざいのところさんかしゃはやくにぜろぜろにんほどです。

18. ともすると: Không chừng, dễ chừng

Cấu trúc: ともすると~

Ví dụ: Tôi thường dễ bị cúm vào mùa đông.

ふゆはともするといんふるえんざになりがちである。

19. なんでもない: Không có gì, không đáng, không ăn thua gì

Cấu trúc: ~なんでもない

Ví dụ:

こんな複雑さの問題は彼にとっては何でもないことです。

Một vấn đề với độ phức tạp như này đối với anh ấy chẳng đáng là gì.

20. ご…になる: Làm, thực hiện

Cấu trúc: ご+ N + になる

Ví dụ: 

Bạn sẽ ở lại đến bao giờ?

いつまでごたいざいになりますか。

21. …たりして: Có khi là, hay là

Cấu trúc: ~たりして

Ví dụ: 

変だね、まだ誰も来てないよ。約束、午後だったりして。

Kì quá nhỉ, vẫn chưa có ai đến cả. Hay là cuộc hẹn vào buổi chiều.

Cấu trúc ngữ pháp JLPT N2 (Trình độ cao cấp)

22. ~ことにする~: Quyết định làm (không làm) gì đó

Giải thích: Dùng thể hiện ý chủ động quyết định sẽ làm / không làm gì của người nói

Ví dụ:

Ta quyết định là sẽ chạy bộ từ ngày mai nhé

明日からジョギングすることにしよう。

Chú ý:

  • Mẫu này thể hiện ý chí chủ động của người nói nên không thể dùng những động từ thể khả năng hoặc động từ ý khả năng.
  • Ngoài ra khi quyết định chọn một sự vật gì cũng có thể dùng như sau: Nだ+にする

23. ~ばいいのに~: Giá mà, ước chi, đáng lẽ nên

Giải thích: Dùng khi biểu hiện cảm xúc mong muốn, tiếc nuối hoặc khuyên nhủ (ngược lại với hành động người khác đang làm)

Ví dụ:

Ước gì tôi có nhiều tiền

たくさんお金があればいいのに。

Chú ý:

Mẫu câu này thường dùng để thể hiện cảm xúc của người nói và kết thúc câu sẽ làばいいのに , hoặc chỉ thêm một vài từ cảm thán như なあ

  • Giá mà tôi là giáo viên
  • 私が教師であればいいのになあ

Với danh từ thì chuyển đổi như sau:

Nでいればいいのに

24. ~なかなか~ない: Khó mà làm gì, không (như thế nào)

Giải thích:

  • Dùng khi thể hiện hành động mà chủ thể khó thực hiện được, thực hiện một cách vất vả
  • Dùng trong trường hợp không như thế nào ( trường hơp tự động từ) để biểu hiện tình hình không tốt lên.

Ví dụ:

Bệnh của mẹ tôi vẫn không khỏi

母の病気はなかなか治らない

Chú ý:

Dùng động từ không chia ở thể khả năng thì khi dùng trong mẫu câu này vẫn có thể mang nghĩa là “không dễ mà làm được”, “khó có thể làm được”

  • Tôi không thể đọc được kanji / tôi khó mà đọc được kanji
  • 私には漢字がなかなか読まない

25. ~しか~ない: Chỉ có cách là, đành phải, chỉ làm gì, chỉ có

Giải thích:

  • Dùng khi thể hiện nhận thức là không còn lựa chọn nào khác, không còn phương pháp nào khác ngoài cách đó.
  • Dùng khi nói đến một việc chủ thể chỉ hành động nào đó, ngoài ra không làm hành động nào khác, hoặc chỉ có một trạng thái / tính chất nào đó

Ví dụ:

Những chuyện như thế này thì chỉ còn cách là nói với bạn bè mà thôi

こんなことは友達にしか話せません。

26. ~わけです~: Đương nhiên là, tức là, cuối cùng cũng là, là

Giải thích:

  • Dùng trong trường hợp biểu thị ý muốn nói một việc trở nên như thế là đương nhiên vì đã có nguyên nhân, lý do trước đó.
  • Dùng trong trường hợp khi muốn nói rằng đương nhiên sẽ có kết quả như thế vì đi theo trình tự, hướng đi, sự thật, tình huống nào đó.

Ví dụ:

Vì Nhật chênh 8 tiếng đồng hồ so với Anh, nên nếu ở Nhật là 11h thì ở Anh là 3h

イギリスとは時差が8時間あるから、日本が11時ならイギリスは3時なわけです。

Chú ý:

Trước hay sau わけだ thường luôn có một vế biểu thị lý do, nguyên nhân hoặc trình tự

27. ~にあたる~: Tương ứng với, tức là, trùng với, trong, tại

Giải thích:

  • Dùng khi thể hiện một sự vật / sự việc tương ứng, giống với, trùng với hoặc tương đương với một sự vật / sự việc khác
  • Dùng thể hiện một cách nghiêm trang một tình huống, dịp, thời điểm đặc biệt nào đó

Ví dụ:

1km tương đương 1000 mét

1キロは1000メートルに当たる。

Chú ý:

Thường dùng trong trường hợp định nghĩa, giải thích.

28. ~いがいの~(以外の) : Ngoài ra…thì, khác 

Giải thích:

  • Dùng để diễn đạt ngoài ý đang nói đến thì còn tồn tại những cái khác nữa
  • Dùng để biểu thị một điều, việc khác

Ví dụ:

Ngoài tôi ra thì ai cũng biết chuyện đó

私以外の誰もがそれを知っています。

Cấu trúc ngữ pháp JLPT N1 (Trình độ nâng cao)

29. ごとく và ごとし: Mang ý nghĩa “như là.”

Giải thích: Cấu trúc này được dùng để biểu thị sự tương tự hoặc ví von, với nghĩa là “như là” hoặc “giống như.”

Cách dùng:

  • N + ごとき + N: Dùng để mô tả một sự vật, hiện tượng nào đó giống như một hình mẫu hoặc ví dụ cụ thể.
  • N + ごとく + V/Aな/Câu: Dùng để chỉ hành động hoặc trạng thái tương tự như một hình mẫu hoặc ví dụ.
  • N + のごとし: Được sử dụng để mô tả sự tương đồng hoặc hình ảnh giống như một điều cụ thể.

Ví dụ:

ごとき: 彼の力は神話に登場する英雄ごときものだ。  

Sức mạnh của anh ấy giống như những anh hùng trong truyền thuyết.

30. に至る (にいたる): Cho đến, đến cả

Giải thích: Cấu trúc này được dùng để chỉ việc đạt đến một mức độ, trạng thái, hoặc giai đoạn cụ thể. Nó có thể mang nghĩa “cho đến,” “đến cả,” hoặc “đạt đến” một điểm nào đó.

Cách dùng:

  • V + に至る: Để diễn tả việc đạt đến một điểm hoặc trạng thái cụ thể.
  • N + に至る: Để nói rằng một sự việc, hiện tượng hay tình trạng đã kéo dài hoặc đạt đến một mức độ nhất định.

Ví dụ:

この問題は解決するまでに数年かかり、最終的には国際的な協力に至った。

Vấn đề này đã mất vài năm để giải quyết và cuối cùng đã đạt đến sự hợp tác quốc tế.

31. かというと・かといえば: Mang ý nghĩa “nếu nói về” hoặc “nếu phải nói đến”

Giải thích: Cấu trúc này được sử dụng để đưa ra sự giải thích, điều kiện, hoặc so sánh liên quan đến một chủ đề cụ thể. Nó thường mang ý nghĩa “nếu nói về” hoặc “nếu phải nói đến.”

Cách dùng:

  • N + かというと: Được sử dụng khi muốn giải thích hoặc nêu rõ một điều gì đó liên quan đến một chủ đề cụ thể.
  • N + かといえば: Dùng để nêu ý kiến hoặc sự thật về một điều gì đó, thường kèm theo một sự so sánh hoặc bổ sung thông tin.

Ví dụ:

かというと: あの人はスポーツが好きかというと、実はあまり興味がない。

Nếu nói về việc người đó thích thể thao, thực ra anh ấy không mấy quan tâm.

32. をもって: Nghĩa là “bằng cách,” “với,” hoặc “vào thời điểm”

Giải thích: Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả phương thức, cách thức, hoặc thời điểm cụ thể khi thực hiện một hành động. Nó có thể có nghĩa là “bằng cách,” “với,” hoặc “vào thời điểm.”

Cách dùng: N + をもって: Được dùng để chỉ phương tiện, phương pháp, hoặc thời điểm mà hành động xảy ra.

Ví dụ:

方法や手段として: この問題は経験豊富な専門家をもって解決するべきだ。

Vấn đề này nên được giải quyết bằng cách sử dụng những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

33. (よ)うと・(よ)うが: Dù…thì cũng…

Giải thích: Cấu trúc này được sử dụng để diễn tả sự không thay đổi hoặc không bị ảnh hưởng bởi một điều kiện hoặc tình huống cụ thể. Nó có nghĩa là “dù… thì cũng…” hoặc “dẫu cho… thì cũng…”

Cách dùng:

  • V(よう)と: Dùng sau động từ thể よう để diễn tả sự không thay đổi hoặc không bị ảnh hưởng bởi hành động hoặc tình huống cụ thể.
  • V(よ)うが: Dùng sau động từ thể よう để nhấn mạnh sự không thay đổi hoặc không bị ảnh hưởng bởi một điều kiện hoặc tình huống cụ thể.

Ví dụ:

(よ)うと: どんなに疲れていようと、仕事は必ず終わらせなければならない。

Dù có mệt mỏi đến đâu thì công việc cũng phải hoàn thành.

34. 〜たはずみに / 〜た拍子: Điều gì, hành động gì xảy ra kéo theo…

Ví dụ:

電車が止まった拍子に倒れそうになった。

Lúc tàu điện dừng thì tôi như sắp ngã đến nơi.

35. 〜たまでだ / 〜たまでのことだ:  Đơn giản chỉ là…

Ví dụ:

当然のことをしたまでなので、お礼などは要りません。

Tớ chỉ làm việc đương nhiên nên làm thôi, nên cậu không cần phải cảm ơn hay gì đâu.

Ngữ pháp JLPT không chỉ giúp bạn vượt qua kỳ thi mà còn là nền tảng quan trọng để giao tiếp và sử dụng tiếng Nhật thành thạo. Việc học ngữ pháp hiệu quả đòi hỏi sự kiên trì, luyện tập thường xuyên và áp dụng vào thực tế. Hy vọng với danh sách 35 cấu trúc ngữ pháp JLPT quan trọng trong bài viết này, bạn sẽ có thêm tài liệu hữu ích để ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Hãy bắt đầu luyện tập ngay hôm nay để chinh phục JLPT một cách dễ dàng hơn!

>>> Xem thêm: Mách bạn các tài liệu ôn thi tiếng Nhật N1 hiệu quả 

———————————————————————————————————

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT TỔNG THẾ VIỆT NHẬT

Đ/c: Liền kề 19-07 khu đô thị mới Phú Lương, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Hotline/zalo: 0978 557 788

Fanpage: https://www.facebook.com/info.vjlink

TIN TỨC NỔI BẬT

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

MỤC LỤC

Mục lục